Là Gì

Bài Toán Quản Lý Là Gì ?

Duới đây là các thông tin và kiến thức về chủ đề bài toán quản lý là gì hay nhất do chính tay đội ngũ camnangtienganh.vn biên soạn và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác như: Bài toán quản lý học sinh Tin học 12, Ví dụ về bài toán quản lý Tin học 12, Bài toán quản lý trong thực tế, 3 ví dụ về bài toán quản lý, Bài toán quản lý ngân hàng, Bài toán nào sau đây không thuộc bài toán quản lý, Xây dựng bài toán quản lý bán hàng, Thông tin trong quản lý là gì.

Bài Toán Quản Lý Là Gì ?
Bài Toán Quản Lý Là Gì ?

Bài toán quản lý là gì ?

Bài toán quản lý là hoạt động quan trọng trong việc lưu trữ, xữ lý, khai thác những thông tin của một tổ chức hay bộ máy. Ví dụ: trong …Cập nhật dữ liệu: Thêm, sửa, xóa dữ liệuKhai thác CSDL: Sắp xếp, truy vấn, xem, báo cáo…Tạo lập CSDL: Tạo cấu trúc bảng lưu trữ dữ liệu…

Khái niệm bài toán quản lý : Bài toán quản lí được hiểu là nhu cầu tổ chức lưu trữ, xử lý, khai thác dữ liệu về một chủ thể nào đó. Ví dụ: Bài toán quản lý học sinh cần: Lưu trữ hồ sơ học sinh (họ tên, ngày sinh, nơi sinh, giới tính, địa chỉ, học lớp …) qua đó có thể theo dõi năng lực, khả năng của từng em để có hướng điều chỉnh giúp các em học tập tốt hơn.

Khái niệm bài toán quản lý
Khái niệm bài toán quản lý

Công việc quản lý rất phổ biến và mọi tổ chức đều có nhu cầu quản lý: công ty, khách sạn, bệnh viện, cửa hàng, …

3 ví dụ về bài toán quản lý trong thực tế

Bài toán quản lý nhằm mục đích xây dựng hệ thống quản lý bán hàng, nhập hàng nhằm phục vụ cho việc mua bán của cửa hàng, xí nghiệp cung cấp những thông tin đầy đủ, chính xác, nhanh chóng cho cửa hàng, cho khách hàng và đáp ứng được các yêu cầu của người tiêu dùng.

Xây dựng bài toán quản lý bán hàng

Các đối tượng cần quản lý của bài toán gồm:

  • Loại sản phẩm: thông tin về loại sản phẩm gồm: mã sản phẩm, tên sản phẩm, hãng sản xuất, đơn giá bán. Mỗi loại sản phẩm có một mã để phân biệt với các loại sản phẩm khác.
  • Đại lý cung cấp sản phẩm: thông tin về đại lý gồm: mã đại lý, tên đại lý, địa chỉ, số điện thoại của đại lý. Mỗi đại lý có một mã để phân biệt với các đại lý khác.

Việc nhập sản phẩm được quản lý như sau: Thông tin về việc nhập một loại sản phẩm gồm: Ngày nhập, mã sản phẩm, mã đại lý cung cấp, số lượng nhập. Thông tin về việc bán một sản phẩm gồm: ngày bán, mã sản phẩm, số lượng bán.

3 ví dụ về bài toán quản lý trong thực tế
3 ví dụ về bài toán quản lý trong thực tế

Quản lý thanh toán hóa đơn của một cửa hàng ăn uống

Các đối tượng cần quản lý gồm:

  • Sản phẩm: mã sản phẩm, tên sản phẩm, loại sản phẩm (đồ uống, đồ tráng miệng, đồ ăn), đơn giá của sản phẩm. Mỗi sản phẩm có một mã sản phẩm duy nhất phân biệt với các sản phẩm khác.
  • Nhân viên phục vụ: mã nhân viên, tên nhân viên. Mỗi nhân viên có một mã duy nhất, phân biệt với các nhân viên khác. – Hóa đơn: mã hóa đơn, ngày lập hóa đơn, giờ lập hóa đơn, bàn thanh toán (bàn số 1, bàn số 2, …), nhân viên lập hóa đơn (mã nhân viên).

Mỗi hóa đơn sẽ thanh toán cho rất nhiều sản phẩm khác nhau với số lượng khác nhau, vì vậy ta sẽ lập một bảng chi tiết hóa đơn như sau:

  • Chi tiết hóa đơn: mã hóa đơn, mã sản phẩm, số lượng sản phẩm

Đọc thêm

Quản lý việc bán linh kiện của một công ty

Các đối tượng và thông tin quản lý của bài toán bán thiết bị gồm:

  • Nhà cung cấp: mã nhà cung cấp, tên nhà cung cấp, địa chỉ, số điện thoại của nhà cung cấp. – Khách hàng: mã khách hàng, tên khách hàng, địa chỉ, số điện thoại của khách hàng.
  • Sản phẩm: Mã sản phẩm, tên sản phẩm, đặc điểm của sản phẩm. – Phiếu nhập: số hiệu phiếu nhập, mã nhà cung cấp, ngày nhập.
  • Chi tiết phiếu nhập: số hiệu phiếu nhập, mã sản phẩm, số lượng.
  • Phiếu xuất: số hiệu phiếu xuất, mã sản phẩm, số lượng sản phẩm, đơn giá nhập.
  • Phiếu xuất: số hiệu phiếu xuất, mã khách hàng, ngày xuất.
  • Chi tiết phiếu xuất: số hiệu phiếu xuất, mã sản phẩm, số lượng sản phẩm, đơn giá xuất.
3 ví dụ về bài toán quản lý trong thực tế
3 ví dụ về bài toán quản lý trong thực tế

Cho một ví dụ về bài toán quản lý trong cuộc sống mà em biết

Trong mỗi gia đình cũng cần có một bài toán quản lý chi tiêu ,sự phân chia chi phí sinh hoạt của các thành viên trong gia đình, là các chi phí để đáp ứng nhu cầu vật chất và văn hóa tinh thần của mọi người thông qua nguồn thu nhập, gồm các khoản:

  • Chi cho ăn uống, may mặc, nhà ở.
  • Chi cho nhu cầu đi lại
  • Chi cho chăm sóc sức khoẻ
  • Chi cho nhu cầu văn hoá tinh thần
  •  Chi cho học tập
  • Chi cho giao tiếp xã hội
  • Ngoài ra còn có các khoản dành cho tương lai như :gửi ngân hàng hay tham gia bảo hiểm xã hội.

Mất cân bằng tài chính còn có thể dẫn tới những xung đột không đáng có trong cuộc sống vợ chồng. Do vậy, nếu không muốn gặp phải những áp lực về tài chính, bạn nên có một bài toán quản lý chi tiêu cụ thể.

Cho một ví dụ về bài toán quản lý trong cuộc sống mà em biết
Cho một ví dụ về bài toán quản lý trong cuộc sống mà em biết

Ví dụ về bài toán quản lý tin học 12

Ví dụ 1:

Giả sử phải xây dựng một CSDL để quản lí mượn/trả sách ở thư viện, theo em cần phải lưu trữ những thông tin gì? Hãy cho biết những việc phải làm để đáp ứng nhu cầu quản lí của người thủ thư.

Hướng dẫn giải

Để trả lời được câu hỏi này các em cần xác định:

  •  Để quản lí sách cần thông tin gi?
  • Để quản lí người mượn cần thông tin gì?
  • Để biết về những ai đang mượn sách và những sách nào đang cho mượn, cần những thông tin gì?
  • Để phục vụ một bạn đọc:
  1.  Người thủ thư có cần kiểm tra để biết người đó có phải là bạn đọc của thư viện hay không?
  2. Có tra cứu xem sách mà bạn đọc cần có còn hay không?
  3. Có phải vào sổ trước khi đưa sách cho bạn đọc không?

Ví dụ 2

  •  Đối tượng cần quản lý trong bài toán quản lý thư viện là: Sách và Bạn đọc, quá trình mượn sách của bạn đọc.
  • Thông tin cần lưu trữ:
  • Sách: Mã sách, tên sách, tác giả, số lượng, tên nhà xuất bản,…
  •   Bạn đọc: Mã bạn đọc, tên bạn đọc, ngày sinh, địa chỉ,…
  • Quản lý mượn: Mã bạn đoc, mã sách, số lượng mượn, ngày mượn, ngày trả.

Ví dụ 3

Ví dụ, để quản lí thư viện CD gia đình ta có đối tượng quản lí là các CD. Thông tin cần lưu trữ cho một CD có thể là:

  • Số hiệu đĩa.
  • Tên đĩa.
  • Tên bài hát.
  • Nhạc sĩ.
  • Ca sĩ (ban nhạc) thực hiện.
  • Nơi cất giữ.

Video về bài toán quản lý

admin

CNTA - Chia sẻ cẩm nang tự học tiếng Anh hiệu quả
Back to top button